Kiến thức cơ bản về HOPR_Tập 5: Ưu đãi khuyến khích
18 tháng 7 · 4 phút đọc
Đây là tập thứ năm trong loạt bài của chúng tôi bao gồm những kiến thức cơ bản về HOPR. Bạn có thể tìm đọc các tập trước ở đường dẫn phía cuối bài viết.
Trong các tập trước, chúng ta đã tìm hiểu vấn đề về siêu dữ liệu thông tin liên lạc bị lộ và cách sử dụng mixnet để cắt đứt liên kết giữa người gửi và người nhận.
Về mặt lý thuyết điều đó là rất tốt, vì nó cho thấy mục tiêu truyền dữ liệu riêng tư của chúng ta là khả thi, nhưng bây giờ chúng ta cần chuyển sang việc cân nhắc sử dụng trong thực tế. Trong tập này sẽ giới thiệu về vấn đề ưu đãi khuyến khích- làm thế nào để đảm bảo các nút trong mạng được thưởng một cách hợp lý trong khi vẫn cung cấp đầy đủ quyền riêng tư về siêu dữ liệu.
Ai trả tiền và trả như thế nào?
Việc mã hóa, trộn, trộn lại và chuyển tiếp các dữ liều rất tốn kém về mặt tính toán so với việc chỉ gửi dữ liệu trực tiếp và công khai. Chúng tôi cần một cách để trang trải những chi phí này, nếu không mạng sẽ không bao giờ có thể phát triển và tồn tại được.
Một số người coi trọng quyền riêng tư trực tuyến đủ để họ sẵn sàng thanh toán những chi phí này mà không cần phần thưởng. Dự án Tor là một ví dụ về mô hình này và nó cũng cho thấy những hạn chế của nó - trong khi sự quan tâm đến phân quyền và quyền riêng tư trực tuyến đã tăng lên theo cấp số nhân trong 5 năm qua, nhưng số lượng nút và cầu nối Tor về cơ bản vẫn không đổi.
Chỉ dựa vào lòng vị tha là không bền vững hay công bằng. Nếu chúng ta muốn xây dựng một mạng riêng tư có thể mở rộng quy mô để bao phủ toàn bộ Internet, thì các nút cần được trả tiền cho công việc mà chúng thực hiện. Nhưng ai phải trả tiền? Câu trả lời rõ ràng là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ mạng: những người sử dụng nó để truyền dữ liệu riêng tư.
Vì vậy, tại sao không chỉ làm điều đó? Bạn có một nhóm người muốn trả tiền để gửi dữ liệu một cách riêng tư ( người dùng ) và một nhóm khác cung cấp dịch vụ đó ( người chạy nút ). Chúng tôi chỉ cần kết nối chúng.
Một vấn đề về sự tập trung mới
Có hai cách chúng tôi có thể thử:
- Mô hình đăng ký. Người dùng trả tiền để sử dụng dịch vụ, số tiền được gom vào một nơi nào đó và sau đó được phân phối cho những người chạy nút.
- Mô hình thanh toán trực tiếp. Người dùng trả tiền trực tiếp cho người chạy nút khi họ gửi dữ liệu qua mixnet.
Mô hình đầu tiên là khái niệm đơn giản, nhưng lại đưa ra một vấn đề lớn. Ai sẽ là người giám sát việc quản lý thu thập và phân phối quỹ? Việc giới thiệu một cơ quan tập trung chịu trách nhiệm quản lý danh sách toàn diện người dùng và người chạy nút sẽ làm suy yếu tất cả công việc chúng tôi đã thực hiện cho đến nay để xây dựng một mixnet phi tập trung. Ngay cả khi cơ quan đó có thể được tin cậy để quản lý dữ liệu (điều này là không thể xảy ra), nó sẽ là một mục tiêu lớn cho các cuộc tấn công và áp lực bên ngoài để bán hoặc tiết lộ thông tin chi tiết của người dùng.
Vì vậy, mô hình thứ hai là mô hình mà chúng tôi cần thử và tìm cách để người dùng trả tiền cho những người chạy nút, mỗi khi họ sử dụng mạng. Vì chúng tôi không thể tin tưởng vào các quản trị viên hoặc dịch vụ của bên thứ ba, giải pháp tốt nhất là sử dụng chính mạng HOPR để quản lý các khoản thanh toán này. Cuối cùng, một giao dịch cũng chỉ là một loại dữ liệu khác.
Thanh toán chuyển tiếp
Hãy nhớ lại những gì chúng ta đã học về HOPR mixnet trong các tập trước . Hãy tưởng tượng Alejandro đang gửi dữ liệu tới Zoë. Đối với mỗi gói, Alejandro (hay chính xác hơn là nút của anh ta) chọn một tuyến đường nhảy qua mixnet thông qua một hoặc nhiều bộ chuyển tiếp. Tại mỗi bước nhảy, trình chuyển tiếp đó loại bỏ một lớp mã hóa và gửi phần còn lại sang bước tiếp theo.
Những người chuyển tiếp này cần được trả tiền, vì vậy ý tưởng hợp lý nhất là đưa khoản thanh toán vào gói dữ liệu. Sau đó, khi mỗi người chuyển tiếp “mở” gói tin, họ có thể yêu cầu phần thanh toán của mình và chuyển tiếp phần còn lại xuống chuỗi. Hơi giống một phiên bản kỹ thuật số của Pass the Parcel .
Alejandro trả tiền để gửi dữ liệu trong toàn bộ chuỗi. Tại mỗi bước nhảy, nút chuyển tiếp yêu cầu phần thanh toán (tiền mà nút cần được trả) của họ sau đó gửi phần còn lại cho người chuyển tiếp tiếp theo.
Khi làm điều này, chúng tôi cần đảm bảo rằng chúng tôi không gửi siêu dữ liệu thanh toán trên blockchain cho phép kẻ tấn công thực hiện xác định các liên kết giữa bất kỳ ai trong chuỗi. Nếu ai đó có thể theo dõi quá trình thanh toán, họ có thể phát hiện ra rằng Alejandro đang gửi dữ liệu cho Zoe. HOPR làm mờ siêu dữ liệu thanh toán này bằng cách sử dụng vé có phần thưởng ngẫu nhiên, hay giống như vé số. Chúng ta sẽ nói về cách thức và lý do điều đó hoạt động trong một tập trong tương lai.
Hiện tại, có một vấn đề quan trọng hơn cần xem xét - một vấn đề có vẻ hơi nghịch lý. Nếu các nút ẩn danh hoàn toàn và không thể theo dõi việc truyền dữ liệu, thì làm sao chúng ta có thể chắc chắn rằng các nút đang thực sự thực hiện công việc chuyển tiếp mà chúng được trả tiền?
Nếu tôi là Betty trong ví dụ trên và mixnet hoàn toàn ẩn danh, tại sao tôi phải trả tiền để chuyển tiếp dữ liệu tôi nhận được đến Chao, nút tiếp theo trong chuỗi? Tại sao không lấy tiền và chạy, tự tin rằng sự ẩn danh của mạng có nghĩa là không ai có thể ngăn cản tôi? Ở đây sức mạnh của quyền riêng tư siêu dữ liệu của HOPR thực sự hoạt động chống lại nó. Nếu chúng ta cần dựa vào lòng vị tha để đảm bảo dữ liệu được phân phối thực sự, thì chúng ta sẽ quay lại mô hình ban đầu như đã nói phía trên.
Chúng tôi cần một cách để đảm bảo rằng các nút chỉ có thể được thanh toán sau khi họ đã chuyển tiếp dữ liệu. Đây thực sự là một trong những cải tiến chính mà HOPR mang lại. Nó được gọi là bằng chứng chuyển tiếp , và chúng ta sẽ xem xét chi tiết vào lần sau.
Sebastian Bürgel,
Người sáng lập HOPR
Trang web: https://www.hoprnet.org
Twitter: https://twitter.com/hoprnet
Telegram: Telegram: Contact @hoprnet
Discord: hoprnet
LinkedIn: https:// www.linkedin.com/company/hoprnet
Diễn đàn: http://forum.staging.hoprnet.org
Github: HOPR Association · GitHub
Các tập Cơ bản về HOPR trước:
Tập 1 : HOPR là gì?
Tập 2 : Siêu dữ liệu là gì?
Tập 3 : Định tuyến ẩn danh
Tập 4 : Mixnets